QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG XE NÂNG

Quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng hay xe nâng Hangcha là cần thiết với mỗi Quý Khách hàng khi sở hữu một chiếc xe nâng. Khi chúng ta mua được một chiếc xe nâng tốt với một mức giá tốt là điều tuyệt vời, nhưng để duy trì được tính ổn định, hoạt động hiệu quả – an toàn và lâu dài thì xe nâng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức bảo trì, bảo dưỡng. Nói một cách khác, xe nâng rất cần sự quan tâm của Quý Khách hàng đúng lúc – đúng thời điểm.

Ở mỗi loại xe nâng (Xe nâng dầu hay xe nâng điện) sẽ có cách bảo trì, bảo dưỡng khác nhau. Những người thợ kỹ thuật sẽ hướng dẫn bạn hoặc hướng dẫn – chuyển giao phương pháp bảo trì bảo dưỡng cho đội ngũ kỹ thuật của bạn để sản phẩm vận hành luôn trong tình trạng an toàn.

QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG XE NÂNG
Bảo trì bảo dưỡng xe nâng

Để mọi người luôn có tài liệu về quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng, chúng tôi xin phép được trình bày bài viết về chủ đề : Quy trình bảo dưỡng bảo trì xe nâng hàng dưới đây, cụ thể:

I. Quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng dầu

1. Cách bảo trì đối với xe nâng Dầu

  • Vệ sinh lọc gió định kỳ 05 ngày/lần đối với môi trường nhiều bụi mịn như cty gỗ, xi măng…
  • Thay nhớt động cơ sau khi xe sử dụng được 250 giờ (giờ hiển thị ở đồng hồ tắp lô xe).
  • Nhớt động cơ là nhớt 15W40. Thay 8 lít nhớt cho một lần thay.( Khi xe nâng đã sử dụng được 5 năm trở lên, chúng ta nên thay bằng loại nhớt 20W50 để xe chạy êm hơn, vì lúc này xe đã bị hao mòn các bộ phận).
Nhớt động cơ xe nâng dầu
Nhớt động cơ xe nâng dầu
  • Sau hai lần thay nhớt động cơ là một lần thay lọc nhớt động cơ
  • Sử dụng liên tục khoảng 1.000 giờ  thay lọc dầu một lần.
  • Chúng ta kiểm tra nhớt thủy lực nếu thấy nhớt bị đổi thành màu đen thì chúng ta thay nhớt thủy lực. Nhớt thủy lực là nhớt 32. Thay khoảng 50 lít, (Sau 5 năm sử dụng trở lên chúng ta nên chuyển sang thay nhớt 68.). Trung bình sử dụng khoảng 3000 giờ thì thay nhớt thủy lực
  • Riêng đối với xe nâng mới 100% có công suất lớn thì ta nên thay nhớt 46.
  • Thay lọc nhớt thủy lực định kỳ khi xe chạy được 1500 giờ
  • Nhớt hộp số là nhớt 90. Sau khi sử dụng khoảng 1.000 giờ ta thay nhớt hộp số (Nhớt hộp số chung nhớt cầu).
  • Thay lọc nhớt hộp số khi xe sử dụng được 1500 giờ.
Lọc nhớt hộp số xe nâng
Lọc nhớt hộp số xe nâng
  • Bảo dưỡng, vệ sinh bố thắng khi xe sử dụng 1000h, dầu thắng là dầu 3-2. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra dầu thắng nếu thấy dầu đổi màu thì chúng ta cần thay dầu thắng.
  • Sau mỗi lần bảo dưỡng xe chúng ta phải bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng, đồng thời phải vô mỡ cho tất cả bạc đạn bánh xe
  • Chúng ta cần phải kiểm tra thường xuyên mỗi buổi sáng trước khi vận hành xe như sau:
  • Kiểm tra nhớt máy. Kiểm tra nước ở két nước, thường 1 năm or 2000 giờ là phải thay
  • Kiểm tra dầu thắng.Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn…Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng, …

Note: Tất cả các loại nhớt cần thay định kỳ cho máy móc, Quý khách hàng vui lòng thay nhớt chính hãng và có nguồn gốc xuất xứ( như Castrol, Shell….. Không nên thay nhớt – dầu không rõ nguồn gốc làm máy móc nhanh hao mòn – hư hỏng.

2. Quy trình các hàng mục cần kiểm tra thường xuyên.

STT Kiểm tra các chi tiết Tình trạng Các tình trạng thường không đạt Ghi chú
I NƯỚC GIẢI NHIỆT, LÀM MÁT
1 Nước Làm mát Thiếu, Đổi màu
2 Nhớt Động cơ Thiếu, dư, đổi màu
3 Dầu DO Màu của dầu, có lẫn nước,…
4 Dầu thủy lực Thiếu, đổi màu
5 Nước Bình Điện Thiếu, Nồng độ kém
6 Nhớt hộp số Thiếu, dư, đổi màu
7 Dầu thắng Thiếu, màu
8 Nhớt cầu Thiếu, Dư, Lẫn mạt kim loại
9 Tình trạng rò rỉ Quang sát tổng thể xe
II HỆ THỐNG ĐIỆN
1 Hộp điện các Ro-le và cầu chì Rỉ sét, biến dạng
2 Ổ khóa, công tắc kẹt, chặp chờn
3 Đèn chiếu sáng, Đèn tín hiệu rẻ Không sáng, chặp chờn
4 Còi và còi báo lùi xe Không kêu, kêu nhỏ, rè
5 Đèn bá áp nhớt động cơ/ cảm biến Không báo, báo sai
6 Đèn báo nạp bình / dòng nạp Không báo, báo sai, Điện áp
7 Máy phát nạp / máy khởi động Nạp yếu, khởi động yếu
8 Đèn báo xông máy Không báo, báo sai
9 Đèn báo lọc dầu / cảm biến lọc dầu Không báo, báo sai
10 Đồng hồ báo nhiệt độ nước Không báo, báo sai
11 Căm biến nhiệt độ nước Không báo, báo sai
12 Đồng hồ báo dầu DO / Phao báo dầu Không báo, báo sai
13 Đồng hồ báo giờ Không báo, báo sai
14 Công tắc số / Solenoy số Kẹt, chặp chờn, nóng
15 Bình điện lượng nước, điện áp
16 Hệ thống dây điện Vị trí dây / các đầu nối
III HỆ THỐNG LÀM MÁT
1 Két nước Dính bụi, nước đổi màu
2 Két nhớt Dính bụi
3 Cánh quạt Rơ lòng, nứt, bể
4 Dây coroa/puly Độ căng, độ mòn
5 Đường ống nước / ống hộp số Nứt, bể, rò rỉ
6 Bình nước phụ / ống dẫn / Nắp Bể, Gảy…
IV ĐỘNG CƠ
1 Bầu lọc gió , lọc gió Biến dạng, bể, rách
2 Đường ống nạp Biến dạng, rách, lủng
3 Mô tơ đề Tiếng kêu lạ
4 Máy phát điện (dynamo) Nạp yếu, không nap
5 Cao su chân máy Biến dạng, bể
6 Ống PO thoát Biến dạng, gảy…
7 Tình trạng động cơ Công xuất yếu, đồ hơi, khói
V HỘP SỐ VÀ CẦU CHỦ ĐỘNG
1 Bộ ly hợp / bàn đặp ly hợp số cơ Hành trình bàn đạp, đĩa bố
2 Tình trạng vào số tới Yếu, có tiêng kêu
3 Tình trạng vào số lùi Yếu, có tiêng kêu
4 Tình trạng hộp nhông cầu Có tiêng kêu lạ
VI HỆ THỐNG THỦY LỰC – BƠM THỦY LỰC CASAPPA VÀ KHUNG NÂNG
1 Bơm thủy lực Rò rỉ, yếu
2 Bộ Van chia Rò rỉ, kẹt, mất áp
3 Ty đứng Rò rỉ/tuột áp/trầy xướt…
4 Ty nghiêng … Cùm trước ty
5 Con lăn khung/ lăn ngang Bể/mòn/rơ…
6 Khung lao Biến dạng/lệch/nứt/gẫy
7 Khung càng Biến dạng/lệch/nứt/gẫy
8 Tình trạng dây xích không đều/nứt/gẫy
9 Vị trí đường ống thủy lực Cọ vào chi tiết khác
10 Càng Kẹp Biến dạng/nứt/gẫy
11 Càng lùa/gật gù Mòn các bạc trượt
12 Càng Nâng tiếng kêu/rung giật
13 Nâng/hạ không tải Biến dạng/rò rỉ
14 Nâng/hạ có tải trọng tải nâng được
15 Tình trạng các co nối Biến dạng/rò rỉ
VII HỆ THỐNG THẮNG, KHUNG XE
1 Thắng tay Nặng/không tác dụng
2 Bàn đạp ly hợp,bàn đạp thắng Sai các hành trình tự do
3 bàn đạp ga kẹt / nặng
4 Kiểm tra thắng không tải Tiếng kêu/không ăn đều
5 Kiểm tra thắng khi có tải …không ăn/không gấp
6 vị trí ghế ngồi dây đai Ghế bị Rách/Dây đai đứt
7 Khóa và đóng nắp mở Capo. Đóng mở khó,Biến dạng
8 Khung xe Biến dạng/nứt gãy
9 Thùng dầu DO/Thùng thủy lực Lẫn tạp chất/lẫn cặn bẩn
10 ốc bơm mở Ty nghiên/khung lao
11 Bù lon bánh ( tắc kê ) Lỏng/gảy
12 Vỏ xe :           % còn lại Bể/nứt/xoay mâm
VIII HỆ THỐNG LÁI
1 Tình trạng tay lái, các đăng lái… Kẹt/nặng/rơ nhiều
2 Ty lái Rơ lòng/rò nhớt/trầy xướt
3 Ắc phi rê,ắc lái, bạc đạn Rơ lòng/bể
4 Ốc bơm mở Gẫy/Mất…
Bảng thông số kiểm tra xe nâng dầu định kỳ.
Kiểm tra xe nâng dầu định kỳ
Kiểm tra xe nâng dầu định kỳ

II. Quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng điện

1. Các hạng mục cần bảo trì

STT Chi tiết
1 Dùng xăng, dầu hóa chất vệ sinh khô cho máy để tẩy vết dơ, gỉ sét bên ngoài xe.
2 Vệ sinh sạch sẽ bình ắc quy, kiểm tra cẩn thận xem nước trong bình còn nhiều không, nếu bị thiếu cần tiến hành châm nước để bình hoạt động một cách tốt nhất.
3 Kiểm tra lại hệ thống sạc bình xem khi bình đầy hệ thống có khả năng tự ngắt hay không? Nếu chức năng này không còn hoạt động rất dễ khiến tuổi thọ của xe nâng bị giảm đáng kể.
4 Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe nâng, kiểm tra hệ thống thủy lực, ống dẫn nhớt, van, kiểm tra nhớt thủy lực nếu thiếu thì châm thêm, không sử dụng được nữa thì cần phải thay thế.
5 Kiểm tra phần động cơ chạy và nâng hạ của máy để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động tốt. Bơm mỡ bò vào nhông, xích, các cơ cấu chuyển động, tránh tình trạng xe khó di chuyển vì bị thiếu chất bôi trơn.
6 Vệ sinh các board, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, mạch điện tử,  nếu có hiện tượng hư hỏng thì phải thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
7 Hệ thống đèn, còi, thắng hay bộ phận trợ lực khi lái cần phải được kiểm tra. Bên cạnh đó bộ phận bơm dầu vào những hệ thống này cũng nên lưu ý, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn để xe hoạt động tốt nhất.5
Bảng thông số bảo trì xe nâng điện
Bảo trì bảo dưỡng xe nâng điện
Bảo trì bảo dưỡng xe nâng điện

2. Quy trình các hàng mục cần kiểm tra thường xuyên

STT Chi tiết STT Chi tiết
1 Bình điện (mực nước, nồng độ, vệ sinh, châm nước cất) 20 Tình trạng cầu chủ động
2 Kiểm tra hệ thống dây điện 21 Bơm mỡ
3 Kiểm tra , vệ sinh máy sạc 22 Dầu thủy lực
4 Tình trạng hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu 23 Tắc kê bánh xe
5 Công tắc khởi động 24 Hệ thống thắng
6 Các contactor 25 Bánh thăng bằng
7 Bảng điều khiển 26 Bánh tải
8 Motor chạy (tình trạng, than, cổ góp) 27 Bánh lái
9 Motor nâng hạ (tình trạng, than, cổ góp) 27 Bơm thủy lực
10 Motor trợ lực lái (tình trạng, than, cổ góp) 28 Bộ chia dầu thủy lực
11 Các cầu chì 29 Ống dầu thủy lực
12 Hộp điều khiển 30 Càng nâng
13 Công tắc 31 Tình trạng xilanh dịch chuyển
14 Kèn 32 Tình trạng xilanh lái
15 Chân ga 33 Tình trạng xilanh nghiêng
16 Đồng hồ 34 Tình trạng xilanh nâng
17 Giắc cắm bình 35 Xích nâng
18 Vệ sinh toàn bộ xe 36 Bạc đạn khung nâng
19 Kính chiếu hậu 37 Tình trạng chung của khung nâng
Bảng thông số kiểm tra xe nâng điện định kỳ.

Quy trình Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha

Công ty CP Xe nâng Thiên Sơn là tổng đại lý độc quyền phân phối xe nâng Hangcha tại Việt Nam. Đến với xe nâng Hangcha – Thiên Sơn, Khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ bảo trì xe nâng uy tín, chất lượng.

Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha
Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha

Dưới đây là bảng chi tiết các hạng mục Quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha Thiên Sơn cung cấp để quý khách hàng có thể tìm hiểu và tham khảo rõ hơn.

1. Đối với 250 giờ sử dụng đầu tiên (Áp dụng trong tháng đầu tiên)

  • Kiểm tra chi tiết vành xe nâng về độ biến dạng, bào mòn trong quá trình sử dụng. Thay thế nếu xảy ra hỏng hóc.
  • Kiểm tra hiệu suất làm việc của bánh xe nâng có còn đạt đủ yêu cầu hay không.
  • Kiểm tra xi lanh thủy lực có bị hỏng hóc, biến dạng. Nếu ốc bị lỏng ra thì cần siết chặt lại.
  • Kiểm tra sự rò rỉ của ống dầu và đưa ra phương pháp khắc phục nếu có sự cố.
  • Kiểm tra hoạt động của xi lanh thủy lực có đạt hiệu suất tối đa hay không.
  • Kiểm tra sự chênh lệch của xi lanh nâng so với thông số kỹ thuật cho phép.
  • Kiểm tra độ sai lệch của xi lanh nghiêng.
Quy trình Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha
Kiểm tra xe nâng dầu định kỳ
  • Kiểm tra các thiết bị có hoạt động ổn định hay không.
  • Kiểm tra càng và cửa chặn của càng về mức độ hư hỏng hay biến dạng sau thời gian vận hành.
  • Kiểm tra sự chênh lệch của càng xe nâng so với tiêu chuẩn cho phép.
  • Kiểm tra các trục lăn trên khung nâng
  • Kiểm sự biến dạng của xích và bánh xích.
  • Kiểm tra các con lăn trên bộ càng có còn nguyên vẹn hay bị bào mòn, hư hỏng.
  • Kiểm tra xích, bánh xích có bị mòn biến dạng hay không
  • Kiểm tra vòng bi con lăn nâng xích.

2. ĐỊNH KỲ MỖI THÁNG HOẶC 200 GIỜ TIẾP THEO

  • Kiểm tra độ siết giữa các ốc xích. Kiểm tra sự rò rỉ dầu ở hộp số hộp số.
  • Kiểm tra hệ thống trợ lực lái có còn hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng vận hành không.
  • Kiểm tra dầu có bị rò ở hệ thống dẫn dầu cung cấp cho phanh hay không.
  • Kiểm tra mức độ khe hở giữa trống phanh và guốc phanh cso đảm bảo cho xe hoạt động an toàn không..
  • Kiểm tra sự hoạt động của cần số, sự ăn khớp. Kiểm tra có bị rò rỉ dầu ở hộp số, dầu chuyển động không?
  • Kiểm tra lượng dầu còn lại trong hộp số và bổ sung nếu cần thiết.
  • Kiểm tra chiều cao bàn đạp côn khi nhấn.
  • Khởi động máy xe, nghe tiếng máy nổ xem có gặp phải bất kỳ hư hỏng nào bên trong không.
  • Cho xe chạy không tải kiểm tra tốc độ vận hành.
  • Vệ sinh bộ phận tản nhiệt két nước đảm bảo máy luôn được làm mát hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Phốt hiệu NOK dùng cho xe nâng
Phốt hiệu NOK dùng cho xe nâng
  • Kiểm tra sự truyền dẫn nhiên liệu cùng những, tiếng động bất thường khi ga để tăng tốc độ hay đổi hướng di chuyển.
  • Làm vệ sinh lọc gió xe nâng.
  • Kiểm tra hoạt động của bộ điều tốc (tốc độ lớn nhất đường dầu máy).
  • Kiểm tra sự rò rỉ dầu ở bơm tủy lực và các bộ phận tiếp xúc nhiên liệu
  • Kiểm tra lọc nhiên liệu có bị giữ tình trạng ban đầu hay bị nứt hoặc biến dạng trong quá trình sử dụng.
  • Kiểm tra mức độ kín của nắp két nước và điều chỉnh phù hợp để đảm bảo vận hành xe hiệu quả.
  • Kiểm tra sự hư hỏng, vỡ, biến dạng của quạt tản nhiệt.
  • Kiểm tra độ chắc chắn của giá đỡ quạt. Đảm bảo giá đỡ được bắt chắc chắn vào khung để không làm rơi quạt.
  • Kiểm tra bugi máy có bị rỉ sét hay đóng cặn nhiên liệu không.
  • Kiểm tra hoạt động hệ thống đánh lửa có đảm bảo để chuyển đổi cơ năng không.
  • Thay dầu máy cho động cơ để xe nâng có thê rhoatj động với hiệu năng cao nhất.
  • Kiểm tra sự vận hành của hệ thống khởi động xe nâng bằng cách nổ máy.
  • Kiểm tra tỷ trọng của dung dịch ắc quy.
Quy trình Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha
Quy trình Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha
  • Kiểm tra các giắc nối của dây điện có bị lỏng hay bong và tiến hành nối lại.
  • Kiểm tra thời điểm đánh lửa sau thời gian sử dụng có phù hợp với tiêu chuẩn máy.
  • Kiểm tra sự hư hỏng của mái che thân xe để đảm bảo hệ thống máy xe không bị nước mưa làm hư hỏng.
  • Kiểm tra ghế ngồi lái xe có bị thay đổi vị trí hay sai lệch so với tiêu chuẩn?
  • Tra mỡ vào các vú mỡ và các khớp trục.

2. Đinh kỳ 03 tháng hoặc 600 giờ xe hoạt động

  • Thay lọc dầu động cơ định kỳ.
  • Thay dầu hộp số động cơ.
Hộp số và bơm thủy lực xe nâng Hangcha
Hộp số và bơm thủy lực xe nâng Hangcha
  • Thay lọc nhiên liệu (với xe nâng nissan diesel).
  • Kiểm tra mức dầu trong hộp visai có còn đảm bảo cho xe hoạt động tốt và bổ sung kịp thời.

3. Đinh kỳ 06 tháng hoặc 1200 giờ xe hoạt động

  • Kiểm tra cơ cấu lái có bị cong, mòn, hư hỏng.
  • Kiểm tra tình trạng làm việc của các khớp nối có diễn ra trơn tru và phối hợp nhịp nhàng không.
  • Kiểm tra sự hư hỏng của trụ đứng và điều chỉnh hoặc thay thế.
  • Thay dầu visai (truyền động cuối). Thay dầu visai (truyền động cuối).
  • Thay dầu hộp số  thủy lực, thay lọc thô. Thay lọc đường ống dẫn nhiên liệu.
  • Thay dầu phanh xe nâng để xe hoạt động an toàn. Thay lọc gió.
  • Kiểm tra điều chỉ khe hở xupAP.
  • Đo áp suất nén động cơ.
QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG XE NÂNG
Động cơ xe nâng dầu isuzu
  • Kiểm tra điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu để khong xảy ra tình trạng hao phí cũng như tăng hiệu quả làm việc của xe.
  • Làm sạch lọc ống thở của bộ trợ lực phanh.
  • Kiểm tra khí lọt cacte.
  • Kiểm tra nắp bộ chia điện (hộp cầu chì có chắc chắn hay bị biến dạng, hu hỏng không.
  • Thay lọc nhiên liệu (xe nâng dùng động cơ xăng).
  • Vệ sinh phía bên trong hệ thống làm mát.
  • Kiểm tra sự giơ lỏng của turbo tăng áp (của động cơ S6D102E-1).
  • Kiểm tra thay thế dây curoa nếu xảy ra hiện tượng mòn, đứt, biến dạng.
  • Thay dầu thủy lực, thay lọc đường ống thủy lực, làm sạch lọc thô nhiên liệu và bên trong thùng dầu thủy lực.

4. Đinh kỳ 12 tháng hoặc 2400 giờ xe hoạt động

  • Kiểm tra áp suất khí của bình tích nâng.
  • Kiểm tra hoạt động của xi lanh tổng phanh, kiểm tra sự rò rỉ dầu, hỏng hóc giơ, mòn.
  • Kiểm tra hoạt động của xi lanh phanh bánh xe, kiểm tra sự rò rỉ dầu, hỏng hóc, giơ, mòn.
  • Kiểm tra hoạt động của tròng phanh về mức độ bào mòn, hỏng hóc. Kiểm tra độ mòn của quốc phanh.
  • Kiểm má phanh có còn đủ ma sát để đảm bảo an toàn cũng như tuổi thọ hệ thống phanh.
  • Kiểm tra lò xo phanh có bị biến dạng, có còn đủ độ co giãn và có thể trở lại ví trí ban đầu.
  • Kiểm tra và loại bỏ không khí, hơi nước lọt vào đường ống dẫn dầu phanh.
  • Kiểm tra gối đỡ visai. Kiểm tra sự đứt gãy của vấu bán nĩa nâng.
  • Kiểm tra trục con lăn ở các vị trí có tải xem cso bị bào mòn, rạn nứt và thay thế nếu có hư hỏng.
  • Kiểm tra sự hỏng hóc, giờ mòn của giá đỡ của khung nâng.
  • Kiểm tra hoạt động của van an toàn, kiểm tra áp suất giới hạn.
  • Thay ống dẫn hơi.
  • Làm sạch bên trong thùng nhiên liệu để loại bỏ cặn dầu hay các tạp chất bị tích tụ.
  • Kiểm tra áp suất phun, thời điểm phun, lượng phun nhiên liệu có phù hợp tiêu chuẩn nhà sản xuất không.
  • Kiểm tra lực siết bulong mặt máy có còn đảm bảo không.
  • Kiểm tra mô tơ khởi động.
  • Kiểm tra sự rung động của chân máy.

5Đinh kỳ 24 tháng hoặc 4800 giờ xe hoạt động

  • Kiểm tra bơm nước.
  • Kiểm tra, thay nhớt thủy lực
  • Ngoài ra, lúc này xe đã hoạt động được 02 năm nên cần kiểm tra/ đánh giá toàn bộ các chi tiết trên xe để đảm bảo xe hoạt động an toàn.
  • Đội ngũ kỹ thuật xe nâng Hangcha(Quy trình Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha) với kỹ năng đã được đào tạo sẽ tư vấn cho Quý Khách hàng cụ thể tại mốc bảo trì bảo dưỡng này. Cam kết đạt chuẩn và tiết kiệm.
Quy trình Bảo trì bảo dưỡng xe nâng Hangcha
Đội ngũ kỹ thuật xe nâng Hangcha

Thông qua bài viết này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho Quý Khách hàng về quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng đúng cách. Rất mong góp một phần nhỏ tới Quý Khách hàng.

Kết thúc mỗi một bài viết hay một câu chuyện, Xe nâng Thiên Sơn luôn muốn nói thêm rằng: Mua được một sản phẩm tốt với một mức giá tốt là điều tuyệt vời, nhưng để duy trì được tính ổn định, hoạt động hiệu quả – lâu dài thì sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tính bảo trì, bảo dưỡng định kỳ của Khách hàng. Nói một cách khác, sản phẩm rất cần sự quan tâm của Quý Khách hàng.

1 thoughts on “QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG XE NÂNG

  1. Pingback: Hướng Dẫn Chọn Mua Xe Nâng Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp - Xe Nâng HANGCHA Chính Hãng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0347005700
Contact